Cafe Robusta

Được lựa chọn từ những hạt Cafe Robusta tươi, chín mọng vùng cao nguyên BMT.

Cafe sữa đá

Cafe sữa đá với hương vị đậm đà.

Cà phê uống nóng

Thưởng thức hương vị cà phê của nước Đức pha trộn thêm chút phong cách Việt Nam. Tạo ra một cảm giác khá đặc biệt.

Cà phê Moka

Đặc tính của loại cà phê pha theo kiểu này là không đặc lắm và vị và hương cũng rất nhẹ. Kiểu pha cà phê này được yêu thích ở khắp Bắc Mỹ, Bắc Âu và Pháp.

Tạo theo gu riêng

Tạo gu riêng cho quán hoặc tẩm ướp theo yêu cầu của khách hàng.

Thứ Hai, 8 tháng 9, 2014

Enjoy Italian coffee flavour!



Cà phê Mocha - Giải pháp tiện dụng và ngon

Từ những năm 1930s, các công ty của Italy ở Pavia, Milan và Turin đã phát triển và hoàn thiện dụng cụ pha cà phê bằng hơi nước và sáng tạo ra các kiểu ấm pha cà phê khác nhau. Ấm pha cà phê thành công nhất mang tên là "Moka Express", do tác giả Alfonso Bialetti đăng ký bản quyền năm 1933 và đến tận ngày nay hãng Bialletti vẫn bán, và bán rất nhiều cái ấm này, và nó vẫn giống hệt cái ấm được bán từ những năm sau Thế Chiến II. Chính vì tiện dụng, rẻ và ngon mà phương pháp pha cà phê này được nhiều người yêu thích. Vào nhà người Italy dù nghèo đến đâu bạn cũng sẽ tìm thấy ít nhất một ấm pha cà phê mocha. Cái ấm mocha có 3 phần gắn liền với nhau. Phía dưới là một cái bình nhỏ chứa nước (nồi hơi), ở giữa là một cái lọc bằng nhôm đồng thời là chỗ nén cà phê, và phía trên cùng là nơi chứa thành phẩm, cả 3 phần gắn với nhau đều có roăng cao su kín hơi. Người ta đổ lượng nước vừa đủ với lượng cà phê muốn có vào trong "nồi hơi", rồi cho bột cà phê vào trong bộ lọc (cà phê xay mịn hay thô tùy sở thích, hai thìa teaspoon cho một ly cà phê), sau đó vặn chặt và đun. Khi nước sôi, hơi nước bốc lên và gặp bột cà phê liền ngưng tụ thành nước sôi, nước cất sôi, đảm bảo 100°C (hay ít nhất cũng 99°C). Nước mới ngưng tụ hòa tan cà phê và sản phẩm được đẩy tiếp lên trên và đọng lại ở bình chứa phía trên. Chỉ chưa đầy 1 phút cà phê đã pha xong, nóng sẵn sàng để uống.
Hình ảnh: Internet
Bình mocha làm ra cà phê đặc trung bình (medium body), màu đen, vị đậm, hương rất thơm. Nếu dùng bột cà phê mịn thì sẽ đắng hơn, đậm hơn là bột cà phê xay thô. Không nói thì mọi người cũng thấy rõ rằng, cái ấm Bialetti loại cá nhân, pha được 1 đến 2 ly cà phê với gia tiền khoảng 5USD, nhỏ gọn và nhẹ, có thể bỏ vào trong vali xách trên đường đi du lịch đi học, không cần ổ cắm điện, adapter gì hết, cứ ở đâu có bếp điện, bếp lò và nước là ở đó ta có cà phê uống. Và theo những tay pha cà phê chuyên nghiệp kiểu Italy, cà phê pha bằng ấm mocha chỉ đứng thứ 2 về độ ngon so với cà phê espresso pha bằng cả cỗ máy lớn có thể trị giá tới trên 5000USD. Nếu bạn có thời gian, bạn có thể cầu kỳ chọn và thử các độ mịn khác nhau của bột cà phê (chỉ cần đọc trên túi giấy coarse/medium/fine ground), các giống cà phê khác nhau (robusta/arabica) và các mức độ rang khác nhau (light, medium or well roasted) rồi bạn sẽ tìm ra sở thích của mình. Sau một thời gian, bạn chỉ nhấp cà phê là có thể biết được cà phê này được rang, xay và pha thế nào.

Robusta

Purecafe.com.vn



http://purecafe.com.vn/danh-muc-sp/robusta-193.html


Our pleasure to present with you 02 kind of Robusta coffee: Internal & Export version.
Raw material was selected from BMT - Vietnam Highland, fresh and strong flavour coffee.

Enjoy American styled coffee - Drip



Cà phê nhỏ giọt (filter drip - thường được biết đến với tên gọi là American styled coffee)

Đặc tính của loại cà phê pha theo kiểu này là không đặc lắm (not much body) và vị và hương cũng rất nhẹ. Kiểu pha cà phê này được yêu thích ở khắp Bắc Mỹ, Bắc Âu và Pháp. Ngày nay ở các nước đó người ta sử dụng nhiều loại máy pha cà phê nhỏ giọt có phễu lọc. Máy gồm 2 phần, phần phía trên là một cái phễu bằng thủy tinh, nhựa hay kim loại, phần phía dưới là một cái bình bằng thủy tinh có thể được hâm nóng tự động bằng dây mai xo nằm dưới cái bình này. Trong cái phễu người ta đặt một cái lọc bằng giấy dùng một lần để lọc bỏ bột cà phê.
Hình ảnh: Internet

Để pha cà phê kiểu này người ta thường dùng bột cà phê xay thô, không mịn (coarsely ground coffee). Ở Châu Âu người ta cho 1/2 thìa tablespoon còn ở Mỹ thì người ta cho nguyên 1 thìa teaspoon. Đối với kiểu pha này, nước nóng được đổ lên bột cà phê, cà phê theo trọng lực chảy xuống dưới. Gạt bỏ yếu tố đun nước tự động và hâm nóng cà phê đã pha ra thì dù không có máy pha người ta vẫn có thể pha cà phê kiểu này bằng cách sử dụng cùng loại phễu lọc giấy (mua ngoài siêu thị) đặt vào một cái phễu thông thường, đun nước sôi và đổ thật chậm lên trên phễu đó. Toàn bộ quá trình pha hết từ 6 đến 8 phút và kết quả là một thứ cà phê nhẹ, nhạt, và hơi chua một chút (slightly acidic coffee).
Ngày nay, nhiều người sẽ sử dụng máy pha kiểu drip này thay thế cho các thiết bị thô sơ để tiết kiệm thời gian hơn trong việc pha chế. Các máy pha kiểu này chúng ta sẽ thường bắt gặp ở các gia đình Mỹ hoặc Châu Âu.

Moka

Cà phê Moka chính hiệu Cầu Đất được sàng lọc cẩn thận từng hạt cà phê nguyên liệu cộng thêm công thức rang đặc biệt đã tạo ra dòng sản phẩm Moka với hương vị rất dịu mà đậm đà.


purecafe.com.vn

Arabica

Hương thơm nồng nàn pha trộn với vị chua đăc trưng của dòng Arabica rất phù hợp với gu của phụ nữ cũng như nhưng ai thích thưởng thức 1 ly cà phê nóng.


Purecafe.com.vn

Culi

Cà phê đen đá dành cho phái mạnh.
Just for Men only, strongest Cafe flavor!

Cà phê ép lọc kiểu Pháp


Ở Việt Nam không có ai lạ lẫm gì với phin pha cà phê bằng nhôm hay bằng Inox. Phin pha cà phê gần như là nét đặc trưng đồ pha chế Viêt Nam mới có. Nó được gọi là  Vietnam Coffee Filter. Trên thế giới cũng có môt số nước có đồ pha chế cà phê riêng của họ và cũng trở thành nét đặc trưng văn hóa cà phê ở quốc gia đó.
Do đó chúng tôi xin được cho ra sê ri bài viết các loại dụng cụ pha chế cà phê trên thế giới để quý vị có cái nhìn toàn cảnh hơn về văn hóa cà phê trên thế giới.
Bài viết này chúng tối xin được giới thiệu loại AeroPress rất phổ biến ở nước Pháp.

Cà phê lọc ép (còn được gọi tên là cà phê kiểu Pháp)
Hình ảnh: Internet

Kiểu pha cà phê này được người ta quen gọi là cà phê kiểu Pháp, mặc dù dụng cụ pha cà phê do một người Ý sáng chế ra sau đó bán bản quyền patent cho một người Thụy Sỹ từ năm 1933. Rất nhiều người thích uống cà phêpha theo kiểu này bởi vì rất nhanh và dễ, đồng thời chiết xuất được rất nhiều hương thơm từ bột cà phê. Dụng cụpha cà phê gồm một cái xy-lanh thủy tinh (cylindrical glass container) và một cái lọc khít như một cái piston bên trong cai xy-lanh đó. Người ta cho bột cà phê vào trong xy-lanh, rót nước sôi vào khuấy đều, để nguyên từ 4 đến 5 phút. Sau đó người ta cho cai piston-lọc vào vàấn nhẹ và chậm để tách bột với dụng dịch cà phêđã pha xong. Cà phê lúc đóđã có thể uống được và không còn nóng lắm nữa.Ưu điểm của phương pháp này là không phải tốn 1 cái phễu lọc giấy mỗi lần pha càphê .Chú ý, bột cà phê phải chọn loại xay vừa phải (medium ground coffee) nếu không sẽ dễ bị uống bột cà phê lẫn trong cà phê.Nên cho khoảng 1 teaspoon trên một ly cà phê là vừa đủ.

Hình ảnh: Internet
Hiện tại dụng cụ pha chế kiểu này chúng tôi đã nhập về. Nếu quý khách có nhu cầu xin liên hệ tại đây.
Hoặc tại đây

Sưu tầm và tổng hợp: Xuân Đức



Góc tư vấn và tạo gu theo yêu cầu

Purecafe.com.vn

Lịch sử của cà phê Tây Nguyên

Trước khi bắt đầu kể câu chuyện Lịch sử của cà phê Tây Nguyên chúng ta sẽ lướt sơ qua cội nguồn hạt Cà phê.
Bắt đầu từ vùng ETHIOPIA của Châu Phi vùng đất cà phê được khám phá tại Châu Phi tại Ethiopia vào thế kỷ 11, cây có hoa màu trắng với mùi hoa nhài và hạt màu đỏ ngọt như mít. Sau đó, những chiếc lá của cây đó được gọi là cây thần kỳ khi đun sôi trong nước và truyền miệng nhau có tính năng chữa bệnh. Khi sự nổi tiếng của nó lan rộng sang các vùng khác thì hành trình lịch sử dài qua từng thế kỷ của nó thực sự bắt đầu.
Hỉnh ảnh: Internet
Kế đến là YEMEN, Cà phê nhanh chóng lan rộng đến Arabian Peninsula. Vào giữa thế kỷ 14, người dân Yemen đã biết cách tạo ra công thức chế tạo và thưởng thức cà phê như vùng ETHIOPIA, tuy nhiên Yemen là vùng đất đai trù phú màu mỡ với điều kiện khí hậu rất phù hợp để phát triển cây Cà Phê.

Rồi ISTANBUL (1555), VENICE (1615), MARSEILLES (1660), PARIS (1669), VIENNA (1683), LONDON (1637), HOLLAND (1699), GERMANY (1675), AMERICA (1696) cũng lần lượt tìm ra loại hạt kỳ diệu này.
Cà phê kiểu Ý
Lịch sử của Cà phê Tây Nguyên, bắt đầu xuất hiện đầu tiên năm 1885 do người Pháp đưa vào canh tác (lúc này Việt Nam là thuộc địa của Pháp). Từ “cà phê” mà Việt Nam hay sử dụng cũng bắt nguồn từ “Café” trong tiếng Pháp.
Cuối thế kỷ XIX, Pháp đã lập rất nhiều đồn điền cà phê ở Việt Nam, bắt nguồn từ các tỉnh Hà Tình, Thanh Hóa, đến các tình miền Trung như Quảng Trị, Nghệ An,… Năm 1925, cây cà phê lần đầu tiên được trồng tại Tây Nguyên, và đến một số tỉnh miền Đông Nam Bộ như Đồng Nai, Bình Phước,…
Hiện nay cây cà phê được trồng chủ yếu ở Tây Nguyên, đặc biệt là cà phê trồng ở Buôn Mê Thuột, Đắc Lắc có hương vị thơm ngon đặc trưng nổi tiếng khắp thế giới. Cà phê cũng là một trong những sản phẩm nông sản chủ lực của Việt Nam, giá trị xuất khẩu đạt khoảng 25% trong tổng giá trị xuất khẩu nông sản hàng năm.
Hình ảnh: Internet


So sánh giữa Arabica và Robusta

Để so sánh giữa Arabica và Robusta thì hầu hết Arabica & Robusta được biết đến là những loại cà phê dành cho thương mại.

Robustas là loại giống cà phê khỏe mạnh và sinh trưởng tại những vùng đất có độ cao thấp. Thành phần của hạt Robusta chứa hàm lượng Caffeine nhiều nhất và chúng được dùng chủ yếu trong lĩnh vực Cà phê thương mại. Loại Cà phê này bạn có thể tìm thấy rất dễ dàng ở các tiệm tạp hóa.

Cà phê Arabica sinh trưởng ở những vùng đất cao hơn (Thông thường trên 1000m so với mực nước biển) với hương vị đậm đà hơn và điều đó còn tùy thuộc vào mức độ am hiểu của người thưởng thức nhưng nhìn chung thì chất lượng tốt hơn hạt Robusta nhiều.

Hầu hết các tiệm Cà phê sành điệu họ chỉ dùng hạt Arabica ngoại trừ trường hợp họ cần tạo ra loại Cà phê nguyên chất nhưng cần pha trộn với Robusta.

Do đó, với những điều nêu trên, bạn đã thấy rằng loại Cà phê tốt nhất trên thế giới vẫn là Cà phê Aabica.

Điều kỳ diệu của Cà phê khi có thể tìm thấy nó sinh trưởng trên các ngọn núi cao trên thế giới nằm trải dài trên đường xích đạo với chiều dài hơn 1000 dặm.
Purecafe.com.vn
Tại sao Cà phê sinh trưởng trên đồi núi, cao nguyên thì tốt hơn?

Bạn biết đấy, đó thực sự là một điều thần bí, nhưng dưới đây là những lý do:

Chà, theo kinh nghiệm thì Cà phê sinh trưởng tại vùng đất cao thì hạt sẽ cứng hơn, khi hạt cứng hơn thì hương vị sẽ thơm hơn.

Hạt Cà phê chín một cách chậm chạp khi sinh trưởng trên cao đã làm cho cây Cà phê có thêm thời gian đưa thêm chất dinh dưỡng vào lõi hạt. Ồ, vâng, trước khi tôi quên là Những hạt Cà phê sinh trưởng trên núi cao được hái lượm bằng tay thủ công và chỉ đợi khi hạt chín muồi, vỏ có màu đỏ rực rỡ mà thôi.

Sản phẩm của Purecafe được chọn lựa từng hạt Cà phê nguyên liệu từ trang trại của chúng tôi. Hạt Cà phê nhân của chúng tôi được bảo quản trong lớp vỏ lụa, chỉ khi khách hàng có nhu cầu thì chúng tôi mới tiến hành bóc vỏ và rang nên mùi rất thơm & vị ngọt dịu đặc biệt.
Purecafe.com.vn