Trong những ngày gần đây, một tin vui đối với người làm cà phê Lâm Đồng vì là lần đầu tiên cà phê arabica của Đà Lạt được hãng Starbucks của Mỹ đưa vào chuỗi cửa hàng buôn bán cà phê nổi tiếng của hãng này. Trước đó, Starbucks chỉ chọn 6 loại cà phê của 6 quốc gia cà phê nổi tiếng của thế giới để kinh doanh là Brazil, Colombia, Guatemala, Rwanda, Kenya và Indonesia. Như vậy, việc lần đầu tiên cà phê arabica của Việt Nam được xếp vào dòng sản phẩm cao cấp của thế giới quả xứng đáng là một tin vui.
Starbucks là hệ thống cà phê lớn nhất thế giới với hơn 21500 cửa hàng trên 56 quốc gia. Hy vọng là hãng này sẽ mở nhà máy chế biến ở Đà Lạt để cung cấp cho toàn thế giới.
Nếu bạn vào quán Starbuck trên khắp thế giới, hàng ngày có một loại cà phê được giới thiệu, giá rẻ (ở VN khoảng 50 nghìn, ly rất to, pha loãng kiểu Americano gọi là Coffee of the day, các bạn ghé gọi thử, uống không mất ngủ). Coffee of the day thường giới thiệu loại single-origin (tức cà phê nguyên chất) của Indonesia, của Kenya, của Rwanda, của Brazil, của Colombia, của Guatemala, và của Đà Lạt.
Cà phê Moka Cầu Đất (Đà Lạt, Lâm Đồng) từng nổi tiếng ở Pháp hơn 100 năm trước với nhãn hiệu “Arabica du Tonkin”. Moka là dòng cà phê thuộc giống arabica được người Pháp đưa sang Việt Nam trồng ở Cầu Đất từ hơn trăm năm trước; và hiện nay, chỉ duy nhất Cầu Đất là nơi còn sót lại một vài vườn cà phê moka hiếm hoi.
Nói về cà phê arbica, trong 4 dòng chính trên thế giới, Việt Nam hiện đang trồng chủ yếu dòng catimo, cùng đó là dòng Moka (rất hiếm ở Cầu Đất hiện nay). Trong 150.000ha cà phê hiện có của Lâm Đồng hiện nay, diện tích cà phê arabica (catimo) chiếm khoảng 10%, được trồng chủ yếu ở Đà Lạt và một vài vùng phụ cận. Đáng lưu ý, arabica của Lâm Đồng hiện đang được xếp vào vị trí số một của cả nước về chất lượng (sau arabica Cầu Đất của Lâm Đồng là arbica Quảng Trị và arbica Tây Bắc). Như vậy, Lâm Đồng là địa phương có ưu thế rất lớn so với các địa phương khác trong cả nước (mặc dầu về diện tích cà phê chỉ xếp vào hàng thứ hai, đứng sau Đắc Lắc) về cà phê arabia - dòng cà phê vừa được Starbucks chọn làm một trong 6 sản phẩm cao cấp đưa vào chuỗi kinh doanh.
Lâm Hà
Tuy nhiên, xét về “cục diện” cà phê toàn thế giới thì cà phê arabica của Việt Nam lại... không là gì cả, nhất là so với các quốc gia nổi tiếng cà phê arbica như Brazil, Indonesia... Lý do vì sao Starbucks chỉ chọn cà phê “arabica Đà Lạt” chứ không chọn “arabica Việt Nam” đưa vào kinh doanh phần nào là minh chứng cho nhận định “không là gì cả” này. Và, điều đáng quan tâm: Thế mạnh của arabica Đà Lạt mà dường như các quốc gia cà phê nổi tiếng trên thế giới (kể cả Brazil, Indonesia...) không có được đó là cà phê moka Cầu Đất.
Moka Cầu Đất được xem bà hoàng của các loại cà phê nhờ hương thơm quyến rũ và vị ngon quân bình, mượt-mà, lưu luyến cách đặc biệt của nó. Có điều khá đáng tiếc là nhiều hộ nông dân do tác động của kinh tế thị trường, chưa có đủ tâm huyết bảo tồn giống Arabica Bourbon nên khi thấy các giống Catimor có năng suất cao, dễ trồng, đem đến nhiều lợi nhuận kinh tế, đã trồng thế vào sau khi chặt bỏ khá nhiều cây Moka. Hiện nay, tuy có nhiều cố gắng khôi phục lại giống cà phê quí nầy, nhưng Moka vẫn còn rất hiếm, và do đó, giá cà phê nhân rất cao.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét